TỐNG ĐẠT VĂN BẢN

Tống Đạt Văn Bản

Tống Đạt Văn Bản

Theo Bộ luật tố tụng dân sự, TỐNG ĐẠT VĂN BẢN (hay nói một cách đầy đủ hơn là “tống đạt văn bản tố tụng”) là việc giao văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng (Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân) hay cơ quan thi hành án … cho đương sự một cách chính thức và mang tính chất áp đặt.

Tống đạt văn bản là gì?

Tống đạt văn bản tố tụng được xem là nghĩa vụ của các cơ quan nói trên (và các cơ quan này cũng chính là cơ quan có thẩm quyền ban hành ra các văn bản tố tụng đó). Việc nói “áp đặt” ở đây có nghĩa là người nhận văn bản được tống đạt phải có trách nhiệm tuân theo một cách bắt buộc.

Ví dụ: Ông A là bị đơn trong một vụ án. Tòa án tống đạt (giao) cho ông A Giấy triệu tập tham dự phiên tòa xét xử vào ngày 01-10-2010. Trong trường hợp này, ông A bắt buộc phải có nghĩa vụ tham gia phiên tòa.

Chúng tôi cũng muốn giải thích thêm văn bản tố tụng là những văn bản, quyết định như: Bản án, quyết định, giấy báo, giấy triệu tập, giấy mời … của tòa án – được ban hành và áp dụng trong tố tụng dân sự (thủ tục, trình tự giải quyết tranh chấp dân sự).

Việc tống đạt văn bản tố tụng phải do những người có thẩm quyền thực hiện. Đó là:

  1. Người tiến hành tố tụng (như thẩm phán, thư ký tòa án),
  2. Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đương sự (người tham gia tố tụng) cư trú,
  3. và nhân viên bưu điện.
  4. Gần đây thí điểm Văn phòng Thừa phát lại cũng có quyền tống đạt văn bản tố tụng.

Việc tống đạt văn bản tố tụng được thực hiện bằng các phương thức sau:

  1. Trực tiếp,
  2. qua bưu điện
  3. hoặc người thứ ba được uỷ quyền; niêm yết công khai hoặc thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Cũng chính vì ý nghĩa quan trọng của việc tống đạt nên luật quy định người có nghĩa vụ thực hiện việc tống đạt văn bản tố tụng nếu không làm đúng trách nhiệm của mình thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Ví dụ: ông C là thư ký tòa án được phân công tống đạt quyết định triệu tập nhân chứng tham gia một vụ án hình sự. Ông C thay vì phải giao trực tiếp cho đương sự lại nhờ một người khác giao dùm. Kết quả là nhân chứng không nhận được Giấy triệu tập và không tham gia phiên tòa. Phiên tòa phải hoãn xử. Trường hợp này ông C có thể sẽ bị xử lý kỷ luật.

Tống Đạt Văn Bản
Văn phòng Thừa phát lại Hai Bà Trưng là địa điểm có chuyên môn và thẩm quyền Tống đạt

Tống đạt trong Thừa phát lại là gì?

Tống đạt là việc thông báo, giao nhận các văn bản của Tòa án và cơ quan Thi hành án dân sự các cấp do Văn phòng Thừa phát lại thực hiện theo quy định của Pháp luật

Văn phòng Thừa phát lại Hai Bà Trưng chúng tôi được quyền thỏa thuận để tống đạt các văn bản của Cục thi hành án dân sự thành phố Hà Nội, các Chi cục Thi hành án dân sự quận, huyện tại thành phố Hà Nội; Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và các Tòa án nhân dân quận, huyện tại thành phố Hà Nội.

Văn phòng Thừa phát lại Hai Bà Trưng có quyền thực hiện việc tống đạt các văn bản của Tòa án, Cục Thi hành án dân sự và Chi Cục Thi hành án dân sự nói trên ngoài địa bàn thành phố Hà Nội.

Tống Đạt Văn Bản

LIÊN KẾT PHÁP LÝ

    NHẬN TƯ VẤN

    Chúng tôi luôn sẵn lòng trợ giúp bạn! Văn phòng Luật Hà Nội sẽ liên hệ với quý vị ngay khi nhận thông tin.

    Tống Đạt Văn Bản

    “Với tư cách là một luật sư, tôi luôn thực hiện nghĩa vụ của mình với phẩm giá, lương tâm, độc lập, liêm chính và nhân văn. Tôi coi trọng những nguồn thông tin mà thân chủ cung cấp và đảm bảo sự tin tưởng và an toàn cho họ, đồng thời trợ giúp và truyền đạt sao cho thân chủ có thể nắm bắt dễ dàng.”

    _____________

    Bà Cao Anh Thúy

    Trưởng Văn phòng & Người đại diện
    Văn phòng Thừa phát lại quận Hai Bà Trưng

    ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ